Tăng huyết áp ở thanh thiếu niên: Mối lo ngại ngày càng tăng

Nữ bác sĩ đang đo huyết áp cho một bệnh nhân trẻ tuổi tại phòng khám.

Khi nghĩ đến bệnh tăng huyết áp, chúng ta thường hình dung đến người lớn tuổi. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là: tăng huyết áp không chỉ là vấn đề của người lớn tuổi mà ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến thế hệ trẻ của chúng ta. Hãy cùng phân tích và tìm hiểu tại sao đây lại là một mối lo ngại thực sự của thế hệ trẻ.

Tăng huyết áp là gì?

Nói một cách đơn giản, huyết áp là lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim bơm máu. Khi áp lực này luôn ở mức cao thì được gọi là tăng huyết áp. Điều này có nghĩa là tim của bạn đang làm việc vất vả hơn bình thường, theo thời gian có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, các vấn đề về thận và thậm chí là đột quỵ.

Đối với người trẻ, tình trạng này phức tạp hơn một chút. Theo Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics - AAP), tăng huyết áp ở thanh thiếu niên được định nghĩa khác nhau tùy theo độ tuổi:

  • Đối với trẻ em dưới 13 tuổi, kết quả này dựa trên chỉ số huyết áp cao hơn bách phân vị thứ 95 đối với độ tuổi, giới tính và chiều cao của các em.
  • Đối với thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên, đó là chỉ số huyết áp từ 130/80 mmHg trở lên, cùng ngưỡng áp dụng cho người lớn.

Tăng huyết áp ở người trẻ có thực sự là một vấn đề lớn?

Đúng! Bạn có thể nghĩ tăng huyết áp là “vấn đề của người lớn”, nhưng nó ngày càng trở nên phổ biến ở những người trẻ tuổi. Trên thực tế, CDC báo cáo rằng khoảng 1 trong 25 thanh thiếu niên (khoảng 1.3 triệu) trong độ tuổi từ 12 đến 19 bị tăng huyết áp. Đáng báo động hơn nữa là cứ 10 người thì có 1 người bị huyết áp cao, khiến họ có nguy cơ bị tăng huyết áp nếu không thay đổi lối sống (CDC)

Một nghiên cứu quy mô lớn gần đây cho thấy số lượng thanh thiếu niên bị tăng huyết áp đang tăng lên—từ 2.5% giai đoạn năm 2011 đến năm 2014 lên 3.7% vào năm 2018. Dữ liệu cũng cho thấy một số nhóm nhất định bị ảnh hưởng nhiều hơn như: nam giới, thanh niên da màu không phải gốc Tây Ban Nha và những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng bị tăng huyết áp (CDC).

Nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ?

Điều trớ trêu là cao huyết áp thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Nhiều trẻ em và thanh thiếu niên cảm thấy hoàn toàn bình thường, đó là lý do vì sao căn bệnh  này thường được gọi là “kẻ sát nhân thầm lặng.” Tuy nhiên, một số trường hợp tăng huyết áp nặng hiếm gặp có thể gây đau đầu, chóng mặt hoặc mờ mắt.

Có một số nguyên nhân chính:

  • Di truyền: Trẻ em có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.
  • Béo phì: Thừa cân, đặc biệt là béo phì, là một yếu tố nguy cơ chính. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy trẻ thừa cân và béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 4 lần so với các bạn cùng lứa có cân nặng bình thường ​(CDC).
  • Cách ăn uống và lối sống: Bữa ăn nhiều muối và thức uống có đường là các yếu tố chính. Kết hợp với lối sống ít vận động - hãy nghĩ đến việc dành hàng giờ trước màn hình điện tử và hoạt động thể chất tối thiểu - và kết cục sẽ là chứng tăng huyết áp​ ​(CDC).
  • Bệnh lý nền: Một số trẻ phát triển bệnh gọi là tăng huyết áp thứ phát do các vấn đề y tế như bệnh thận hoặc mất cân bằng hormone.

Tại sao chúng ta nên quan tâm?

Đây là kết cục không ai mong muốn: tăng huyết áp ở thanh niên gây ra hậu quả lâu dài. Trẻ em bị huyết áp cao ngày nay có nhiều khả năng phải đối mặt với bệnh tim, đột quỵ và suy thận vào giai đoạn sau này trong đời. Đó là một quả bom hẹn giờ có thể được gỡ bỏ nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Chúng ta có thể làm gì?

Rất may, chúng ta có thể làm rất nhiều việc để ngăn ngừa hoặc giảm cao huyết áp ở trẻ em:

  1. Kiểm tra huyết áp định kỳ: Kiểm tra huyết áp thường xuyên khi thăm khám nhi khoa là rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp.
  2. Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và ít muối có thể giúp kiểm soát huyết áp. Thay thức uống có đường bằng nước lọc!
  3. Vận động: Một lối sống năng động có thể tạo nên sự khác biệt. Hãy để trẻ tham gia tập luyện các môn thể thao hoặc biến việc tập thể dục thành một hoạt động gia đình nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh.
  4. Giảm stress: Đúng vậy, ngay cả trẻ em cũng có thể bị căng thẳng, điều này có thể làm tăng huyết áp. Các bậc cha mẹ hãy giúp trẻ tìm ra những cách lành mạnh để kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như thông qua sở thích hoặc kỹ thuật thư giãn, có thể hữu ích.

Và nếu thay đổi lối sống là chưa đủ thì dùng thuốc luôn là một lựa chọn dưới sự hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Kết luận: Tăng huyết áp ở thanh niên là có thật và có thể dự phòng

Tăng huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng với cách tiếp cận đúng đắn, chúng ta có thể giải quyết được. Bằng cách nuôi dưỡng lối sống lành mạnh hơn, khám sức khỏe định kỳ và có thói quen sinh hoạt tốt, chúng ta có thể giúp con em mình phát triển thành những người trưởng thành khỏe mạnh hơn.

Hãy nhớ rằng, phát hiện và can thiệp sớm là chìa khóa. Hãy hành động ngay bây giờ để bảo đảm một tương lai khỏe mạnh hơn cho thế hệ trẻ của chúng ta!

Dịch vụ của chúng tôi

Đặt Lịch Tư Vấn

Giờ làm việc


Thứ Hai – Thứ Sáu: 9 giờ sáng – 5 giờ 30 chiều
Thứ Bảy – Chủ Nhật: 9 giờ sáng – 5 giờ 30 chiều (Chỉ dành cho châm cứu)